TRẺ EM KHÔNG PHẢI LÀ PHIÊN BẢN THU NHỎ CỦA NGƯỜI LỚN 

Road Runner, nhà làm phim hoạt hình Chuck Jones, tác giả của Wile E. Coyote, và một loạt các nhân vật hoạt hình nổi tiếng khác đã nói rằng, “TRẺ EM KHÔNG PHẢI LÀ PHIÊN BẢN THU NHỎ CỦA NGƯỜI LỚN, mà các con chính là những chuyên gia trong các công việc như là: chơi, khám phá,thử những điều khác biệt.” 

Có một người mẹ đã nói với con của mình rằng: “Con à, con giữ im lặng được chứ, bố con đã làm việc cả ngày và đã rất mệt đấy”, đứa trẻ có thể đáp lại một cách chính đáng rằng “Con cũng đã chơi cả ngày hôm nay đấy ạ!” Và đó chính xác là điều mà chúng ta đang nói đến – các bạn nhỏ là những chuyên gia – chuyên gia trẻ em giống như bác sĩ là một chuyên gia y tế vậy. Và những chuyên gia trẻ em này cũng dễ mắc sai lầm hệt như một bác sĩ quên mất cái kìm y tế của mình”  

Bởi lẽ, trẻ con thường phạm nhiều sai lầm, thế nên các bậc cha mẹ cần phải hết sức cẩn trọng trong việc dùng những lời phê bình, chỉ trích. Sự sáng tạo của một đứa trẻ sẽ không thể phát triển nếu chúng cứ liên tục nhận được những lời phê bình từ người lớn. Thế nhưng, những lời khen không đúng cách cũng có thể gây tổn thương không kém gì những lời phê bình, chỉ trích đó.  

“Tình yêu thương của cha mẹ không phải là một đài phun nước, mà nó chính là một cái giếng nước. Nếu bạn cứ cho đi thật nhiều, tình yêu đó sẽ mất đi tác dụng của nó. Nhưng nếu tình yêu có hiện diện ở đó, mỗi khi đứa trẻ cần thì đến lấy một ít, điều này lại tốt hơn rất nhiều. Nó có nghĩa là, điều quan trọng nhất là cách bạn dành tình yêu cho con mình nên là thứ mà các con cần chứ không phải là thứ mà cha mẹ cần” 

“Ba mẹ tôi yêu tôi như thế. Có lần tôi vẽ một bức tranh mà trong đó có rất nhiều màu xanh và một số hình ảnh vui nhộn. Khi tôi mang nó đến và khoe mẹ, thay vì hỏi “Con vẽ gì vậy?” Mẹ tôi đã nói rằng, “Ồ, con dùng nhiều màu xanh trong bức tranh này quá nhỉ?” Với cách tiếp cận này, sẽ không có sự phê bình, mà chỉ có sự phản ánh chân thực về những gì mà đứa trẻ đã làm. Jones cũng nhận định rằng “Luôn luôn có nhiều điều thú vị bạn có thể quan sát trên bức vẽ của một đứa trẻ mà không phải là một sự đánh giá.”  

Có những bậc cha mẹ không biết bất cứ điều gì về phê bình nghệ thuật cũng cảm thấy hoàn toàn bình thường khi đánh giá tác phẩm nghệ thuật của con mình. Tệ hơn là khi con vẽ một bức tranh nào đó, ba mẹ lại khen rằng “Chúng thật tuyệt vời” và mang chúng dán lên tủ lạnh. 

“Tuy nhiên, đôi lúc không nhất thiết để nói “Thật tuyệt vời”. Nếu bạn cứ nói “Tuyệt vời” mọi lúc như thế, trong tiềm thức của đứa trẻ sẽ bắt đầu dần có những suy nghĩ rằng “Điều này thật không đáng tin chút nào” vì các con biết rằng không phải lúc nào bức tranh của mình cũng trông “Thật tuyệt vời” như thế. 

Chuck Jones đã đưa ra một ví dụ về cách mà người lớn tự cho mình là chuyên gia bình luận nghệ thuật khi nói về các tác phẩm của các con mình. “Khi nói với đứa trẻ hãy vẽ về một bông hoa. Bức vẽ đó sẽ không phải một bức vẽ quá tệ, thế nhưng hầu hết các bậc cha mẹ thì lại không bỏ được lối tư duy bình luận về tác phẩm của con mình như là một chuyên gia bình luận nghệ thuật.” 

Thế nên, các cha mẹ sẽ hỏi con mình rằng “Đây là gì thế? Nó phải là một bông hoa đúng không” Và rồi khi đứa nhỏ xác nhận thì cha mẹ lại nói rằng “Sao mà bông hoa này lại trông to hơn con vậy” 

Lối suy nghĩ này dẫn đến một hướng đi sai. Bởi vì khi đưa ra một phủ định chắc chắn về việc bông hoa cần nhỏ hơn đứa trẻ dưới góc nhìn của người lớn là một điều không nên làm. Lấy ví dụ về loài kiến, khi những con kiến đi dưới những bãi cỏ xanh thì đối với chúng, bãi cỏ là những gì rất to lớn so với chúng. Sự thật là, các con cũng có những nhận định riêng của mình về những bông hoa ấy và dưới góc nhìn của các con thì bông hoa trông cũng to lớn như vậy. 

“Sau đó, khi cha mẹ nói, “Thế đây là gì nhỉ?” đứa trẻ đáp “Đó là con, con đang nhảy múa đấy ạ.” Thế nhưng, ngay sau đó cha mẹ lại nói, “Ừ nhỉ, nhưng sao con chỉ có một đầu gối, con không có cái đầu gối còn lại.” “Vô lý thật. Ba mẹ thử nhìn mình khi nhảy múa xem sao, ba mẹ sẽ thấy mình có tận mười cái khuỷu tay, mười bốn cái đầu gối và rất nhiều mắt cá chân ở khắp mọi nơi luôn đó!” 

“Vì vậy, khi một đứa trẻ mang đến cho bạn một bức vẽ, hãy nhìn vào nó và tìm xem nó khác biệt với những bức vẽ khác như thế nào. Nhưng cũng đừng chỉ chăm chăm vào bức vẽ của đứa trẻ, mà hãy nhìn vào đứa trẻ nữa. Nếu các con thấy tự hào về bức tranh ấy, bạn cũng có thể hoà vào niềm tự hào đó và điều này giúp bạn trở nên gần gũi hơn với các con. 

“Nhưng nếu các con không hài lòng với bức tranh đó, cũng đừng nói rằng những bức tranh của chúng trông thật tuyệt. Điều này không khiến đứa trẻ cảm thấy vui hơn. Vì các con biết rằng nó không tuyệt chút nào. Có thể các con sẽ không cảm thấy bực bội, nhưng chắc chắn một điều rằng chúng sẽ không cảm thấy thoải mái về điều đó.” 

Nguồn dịch sách: : Goleman, D, Ray, M & Kaufman, P (1992). Children are not little adults trong The Creative Spirit, pp.68-69 

Bài viết được dịch bởi nhóm giáo viên VCVAA.

 

Bài viết khác

#1 CHIA SẺ TỪ PHỤ HUYNH: HÀNH TRÌNH TRẢI NGHIỆM NGHỆ THUẬT THỊ GIÁC ĐƯƠNG ĐẠI CỦA CON

Nghệ thuật không chỉ là một môn học, mà còn là một cánh cửa mở ra thế giới của sự sáng tạo và biểu đạt bản thân. Đối với nhiều...
Đọc tiếp
04.05.2024Sắp diễn ra

ART & WORK: QUY TRÌNH SÁNG TẠO THỰC TẾ CỦA MỘT NHÀ THIẾT KẾ THỜI TRANG

THÔNG TIN SỰ KIỆN: Thời gian: 2:30 PM - 3:45 PM Thứ bảy, ngày 04/05/2024​ Địa điểm: Studio VCVAA (Số 4 Phạm Ngọc Thạch, Quận 1)​ Số lượng giới hạn:...
Đọc tiếp

ĐỐI TÁC ĐỘC QUYỀN CỦA ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT LONDON – CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGẮN HẠN MANG CHỨNG NHẬN UAL GRADED AWARDS VỀ VIỆT NAM

Với tầm nhìn trở thành đơn vị dẫn đầu mang đến cơ hội học tập và đào tạo tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu du học tại các trường nghệ...
Đọc tiếp
Fill out my online form.

Sắp ra mắt