KHI TRẺ THỰC HÀNH MỸ THUẬT

 

Trẻ em bước vào thế giới này với khát khao được vẽ, hoặc chúng có sẵn những tiềm năng nghệ thuật bên trong mình. Về bản chất, trẻ em được từ lớp mẫu giáo đến lớp 3 đều có sẵn động lực bên trong thúc đẩy chúng liên tục tìm kiếm, thử nghiệm và đặt câu hỏi về những điều chúng nhìn thấy được trong cuộc sống thực tế. Tất cả chúng ta đều đã nhìn thấy các sản phẩm nghệ thuật được trẻ sáng tác ra mà không cần bất kỳ sự hướng dẫn nào từ người lớn. Trẻ bắt đầu bằng cách đánh những đường cơ bản và tiếp đến là vẽ các ký hiệu đơn giản (những lược đồ trong hình học). Một số khác vẫn tiếp tục thể hiện tính nghệ thuật (chủ nghĩa hiện thực). Đối với hầu hết trẻ em, sự tiến triển tự nhiên trong sự biểu đạt bằng hình ảnh này được diễn ra một cách tuần tự. Sau đó, các câu hỏi đặt ra là “Làm thế nào để những người giáo viên và cha mẹ hướng dẫn trẻ nâng cao và phát triển tính nghệ thuật bên trong trẻ? Nghệ thuật mà trẻ có thể học được thông qua những sự hướng dẫn là gì? Trước đây, việc cung cấp cho trẻ họa cụ và bào trẻ sáng tạo được xem là đủ. Thế nhưng, các nhà giáo dục nghệ thuật hiện nay tin rằng, sự hướng dẫn trong cả quá trình sáng tạo nghệ thuật lẫn đánh giá tác phẩm nghệ thuật đều quan trọng.

Điều này được thể hiện bởi Tom Anderson, ông đã tuyên bố rằng:

“Sự biểu đạt trong nghệ thuật và sự đánh giá tác phẩm nghệ thuật cần được dạy trong mối tương quan chặt chẽ với nhau; người học sẽ thấu hiểu được nhiều hơn về cả hai quá trình này khi chúng được đặt trong mối tương quan với nhau. Ngoài ra, việc biết cách nắm bắt cơ hội để một hoạt động này được dẫn dắt một cách tự nhiên sang hoạt động kia sẽ tạo cho trẻ cảm giác kết nối giữa việc sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật.”

Anderson nói thêm rằng, ông đã đề cập đến hai kiểu trò chuyện về nghệ thuật khác nhau. Một là “phần lớn là để hướng dẫn học sinh phát triển nghệ thuật hơn nữa”, và kiểu còn lại là thảo luận về các hình thức nghệ thuật và ý nghĩa biểu tượng trong việc đánh giá nghệ thuật. Khi học sinh được học thông qua nghiên cứu và được hướng dẫn về nghệ thuật, chúng sẽ nắm bắt được cách biểu đạt và hình thức của các tác phẩm nghệ thuật cũng như phát triển trong cách thể hiện nghệ thuật của riêng mình. Sự phát triển khả năng sáng tạo của học sinh bằng cách khuyến khích sự sáng tạo trong nghệ thuật nói chung, sẽ phủ nhận tầm quan trọng của nghệ thuật vì mỗi bộ môn nghệ thuật – sản xuất nghệ thuật, đánh giá thẩm mỹ, phê bình nghệ thuật và lịch sử nghệ thuật – sở hữu một nội dung và khối lượng kiến thức riêng. Tuy nhiên, bộ môn nghệ thuật này không nên được ưu tiên hơn một bộ môn nghệ thuật khác. Chúng nên được giảng dạy xen kẽ để học sinh học cách sáng tác và hiểu về nghệ thuật một cách đồng thời.

Howard Gardner, giám đốc Project Zero của Harvard, cũng có quan điểm tương tự về giá trị và tầm quan trọng của việc sáng tác nghệ thuật khi ông nói rằng “sáng tác nghệ thuật là trọng tâm của việc học nghệ thuật và … các hoạt động nhận thức và phản tư về tác phẩm nghệ thuật phải được kết hợp với nhau trong quá trình sáng tác của học sinh.” Gardner coi trường học là một nơi nên giúp trẻ phát triển tâm trí một cách toàn diện, và ông tin rằng “tư duy nghệ thuật – tư duy trong các biểu tượng nghệ thuật – là một cách đặc biệt để tối ưu hóa tâm trí.” Ông nói rằng, tất cả các bộ môn nghệ thuật đều đại diện cho các bộ kỹ năng nhận thức riêng biệt và “nếu chúng ta loại bỏ những lĩnh vực đó khỏi chương trình giảng dạy, trên thực tế, chúng ta đang đánh đổi sự phát triển tâm trí toàn diện của trẻ.” Ông tin rằng, sáng tác nghệ thuật vẫn nên là trọng tâm trong việc giảng dạy nghệ thuật cho trẻ nhỏ: “Đó là, chúng tôi nghĩ rằng việc học nghệ thuật nên phát triển từ việc trẻ em làm những việc: không chỉ bắt chước, mà còn thực sự vẽ, múa, biểu diễn, hát theo ý mình. ” Sáng tác là “trọng tâm trong cách tiếp cận của chúng tôi – và nó rất khác so với việc chỉ học hỏi các truyền thống từ quá khứ hoặc chỉ nói về nghệ thuật.” Ông nhấn mạnh rằng “sáng tác nên được liên kết với bản chất của sự nhận thức và phản tư. Nhận thức có nghĩa là học cách nhìn rõ hơn, nghe rõ hơn, phân biệt rõ hơn và nhìn thấy mối liên hệ giữa các sự vật. Phản tư có nghĩa là học sinh có thể lùi lại và nhận thức về quá trình sáng tác của chính mình … ” Ông gợi ý sử dụng các chiến lược đặt câu hỏi nhằm khuyến khích học sinh hỏi “cái gì, tại sao, và cách thực hiện việc này như thế nào. “

Như Gardner đã nói “Sáng tác nghệ thuật nên là trọng tâm của chương trình nghệ thuật vì nó cung cấp một “cách đặc biệt để tối ưu hóa tâm trí.” Nhận thức và phản tư trong cả sáng tác nghệ thuật và đánh giá nghệ thuật phải được đan xen trong các bài học nghệ thuật để có thể tạo cho trẻ cơ hội phát triển nghệ thuật của mình một cách tối đa.

 

SỰ PHÁT TRIỂN TÍNH NGHỆ THUẬT CỦA TRẺ


Các lý thuyết về phát triển nhận thức của Jean Piaget đã có tác động lâu dài đến sự hiểu biết về sự phát triển của trẻ. Các nghiên cứu của ông đề cập đến nhận thức (cách chúng ta tiếp nhận thông tin) và quan điểm (cách chúng ta hình thành ý tưởng, sử dụng các biểu tượng và hiểu các mối quan hệ trừu tượng), đồng thời tiết lộ rằng sự phát triển nhận thức của một đứa trẻ diễn ra theo từng giai đoạn. Các nhà giáo dục nghệ thuật, đáng chú ý nhất là Viktor Lowenfeld, đã xác định và mô tả quá trình sáng tác nghệ thuật của trẻ trong các giai đoạn phát triển trí tuệ một cách tự nhiên được bắt đầu từ khoảng hai tuổi. ” ư

Để dạy nghệ thuật cho trẻ ở độ tuổi tiểu học một cách hiệu quả, giáo viên cần biết trẻ phát triển như thế nào trong quá trình sáng tác nghệ thuật của chúng. Tất cả chúng ta đều đã thấy những dấu ấn mà trẻ một đến hai tuổi tạo ra. Tác giả Desmond Morris nói rằng, đứa trẻ bị hấp dẫn bởi thực tế là có thứ gì đó chảy ra từ đầu bút chì. “Đó là một phần thưởng bất ngờ liên quan đến chuyển động cánh tay của trẻ. Trẻ sẽ lặp lại thí nghiệm cho đến khi chúng mệt mỏi với hoạt động hoặc cho đến khi bề mặt mà chúng đang vẽ lên được che phủ.

Khoảng ba tuổi, trẻ em bắt đầu làm rõ các ký hiệu của chúng và bắt đầu tạo ra các hình dạng riêng biệt. Đường thẳng tự đóng lại và trở thành đường viền cho một hình dạng nào đó. Các thí nghiệm với bút màu và bút chì vẫn được tiếp tục, và các hình tròn, hình vuông, hình tam giác và chữ thập được thực hiện một cách ngẫu nhiên hoặc có chủ đích khi chúng có thể lặp lại một hình dạng bất kỳ nào đó. Đứa trẻ tại thời điểm này tham gia vào quá trình nghệ thuật từ trực giác và động năng thuần túy, và không có bất kỳ sự trợ giúp hay hướng dẫn nào, thường xuyên tạo ra được các tác phẩm đẹp mắt.

Như Morris đã nói, giai đoạn khám phá các ký hiệu và hình dạng tiếp theo xảy ra khi “một vài đường hoặc điểm được đặt bên trong vòng tròn và sau đó như thể có ma thuật, một khuôn mặt nhìn chằm chằm vào người họa sĩ nhí.” Khi đã nhận ra biểu tượng cho khuôn mặt, trẻ sẽ cố gắng làm phong phú nó bằng cách thêm các chi tiết như mắt, tai, tóc, tay và chân. Ngay sau đó, đứa trẻ sẽ tạo ra những hình ảnh khác như mặt trời, hoa, ngôi nhà, v.v. Những biểu tượng ban đầu này dần trở nên chi tiết hơn cho đến khi “các bản sao được thể hiện chính xác như trong thế giới bên ngoài trên trang giấy”.

Ở độ tuổi sáu đến tám, trẻ em trở nên ít khám phá nghệ thuật hơn, tập trung nhiều hơn vào việc truyền đạt những ý tưởng và cảm xúc quan trọng. Lúc này, trẻ em sử dụng các dấu và hình dạng hình học để tạo thành biểu tượng chúng mà chúng muốn. Ở tuổi tám hoặc chín tuổi, các biểu tượng nhường chỗ cho các hình ảnh, vật thể và không gian thể hiện thực tế hơn khi trẻ có cái nhìn trực quan hơn về cách các vật thể thực sự trông như thế nào.

Hãy cùng xem cận cảnh từng giai đoạn trong quá trình phát triển nghệ thuật của trẻ.

Tạo dấu ấn: hai đến bốn tuổi

Dấu hiệu sớm nhất của đứa trẻ mới biết đi thường được gọi là “viết nguệch ngoạc”. Các từ điển phổ thông có xu hướng định nghĩa chữ viết nguệch ngoạc là những dấu và dòng vô nghĩa; do đó, thuật ngữ này có ý nghĩa tiêu cực và coi thường tầm quan trọng của hoạt động này đối với sự phát triển của trẻ: “Lori chỉ đang viết nguệch ngoạc.” Giai đoạn này là khoảng thời gian tích cực khi trẻ thích vận động và sắp xếp, cắt, chế tác các vật liệu nghệ thuật. Trong quá trình phát triển của trẻ, trẻ em ở thời điểm này không cố gắng tạo ra những hình ảnh thực tế. Các em bắt đầu bằng cách đánh dấu trên bàn, tường, hoặc giấy, sử dụng bất kỳ dụng cụ nào có sẵn như bút chì màu, bút chì, phấn hoặc bút mực.

Trẻ em rất thích thú khi khám phá cách tạo đường nét trên bất kỳ bề mặt nào. Nếu có cơ hội thực hành, trẻ em sẽ phát triển khả năng kiểm soát tốt hơn đối với hướng của các đường và loại hình dạng mà chúng đang tạo ra.

Nói chung, trẻ em tạo ra các đường và dấu trong độ tuổi từ hai đến bốn, nhưng một số sẽ bắt đầu sớm hơn và một số sẽ bắt đầu muộn hơn. Ban đầu, trẻ tạo ra những dấu ấn này một cách không kiểm soát. Chẳng bao lâu sau đó, trẻ sẽ có đủ khả năng kiểm soát để tạo ra các đường thẳng hoặc đường cong bất cứ khi nào trẻ muốn. Sau khi trẻ làm việc theo cách có kiểm soát trong một khoảng thời gian, trẻ sẽ bắt đầu kể những câu chuyện về những ký hiệu của mình.

Khi trẻ em đặt tên cho các ký hiệu của mình, chúng đang lưu giữ hình ảnh và suy nghĩ về các đối tượng và sự kiện cụ thể trong quá trình vẽ. Nếu sự chú ý bằng thị giác của trẻ hướng đến việc quan sát các khía cạnh chi tiết của môi trường, chúng sẽ trở nên trực quan và có nhận thức tốt hơn. Chúng phải được chạm vào, ngửi, nếm và nghe, cũng như nhìn các đối tượng và sự vật trong thế giới thực tế của mình. Theo Kamii và Radin:

Chỉ sau khi các giác quan vận động được làm quen với các vật thực tế, trẻ mới có thể tái tạo các hành động khi không có đồ vật. Trẻ em cần cá nhân hóa nhận thức về cảm giác vận động thông qua sáng tác nghệ thuật để chúng có thể hình thành những hình ảnh riêng của chúng trước khi chúng có thể liên tưởng và sau đó xây dựng thành thế giới các biểu tượng hình ảnh của riêng chúng.”

Tóm lại, sự phát triển nghệ thuật của trẻ trong những năm đầu tiên có bốn giai đoạn dễ nhận biết:
1. Không có sự kiểm soát và không có sự lặp lại có chủ ý.
2. Đường được kiểm soát và có thể được lặp lại.
3. Hình thành nên các hình dạng cụ thể và có thể được lặp lại.
4. Trẻ sẽ đặt tên cho các ký hiệu hoặc hình dạng, đôi khi trước khi chúng được tạo ra hoặc sau khi chúng được tạo ra.

Mỗi đứa trẻ sẽ phát triển với những tốc độ khác nhau. Một số trẻ chậm phát triển hơn cả về thể chất và tinh thần. Một số khác đã có nhiều cơ hội để sáng tác các tác phẩm nghệ thuật và được khuyến khích để sáng tác các sản phẩm nghệ thuật của riêng mình. Những đứa trẻ như vậy sẽ dễ dàng thể hiện khả năng của mình trong quá trình sáng tác nên các sản phẩm nghệ thuật phức tạp hơn và trong quá trình kể về các tác phẩm nghệ thuật của chính mình.

Tạo biểu tượng: bốn đến tám tuổi


Ở trẻ em từ 4 đến 8 tuổi, việc đặt tên các ký hiệu được phát triển thành các hình ảnh đơn giản, dễ nhận biết; chúng thường là các biểu tượng rất dễ nhận biết như hình đầu và chân. Tạo ra một biểu tượng dễ nhận biết với một ý nghĩa nhất định là một hành động có chủ ý và có kiểm soát. Các biểu tượng được tạo ra để cho chúng ta biết những sự kiện, con người hoặc đồ vật nào đã gây ấn tượng với trẻ tại một thời điểm cụ thể. Trẻ em phát triển nhiều biểu tượng khác nhau cho các đối tượng trong môi trường của chúng, chẳng hạn như con chó, ngôi nhà, hoa và đồ chơi, nhưng chúng thường vẽ người nhất. Hình ảnh đầu tiên của trẻ thường là chính mình và cha mẹ, anh chị em và bạn bè của trẻ. Những hình ảnh đầu tiên này thường không liên quan đến những hình ảnh khác trong cùng một bản vẽ. Trẻ em thường chỉ vẽ từng biểu tượng một và sau đó mới khiến các hình ảnh trong cùng một bản vẽ liên quan đến nhau. Hành động này thường yêu cầu một đường cơ sở hoặc đường đất để đặt các đối tượng và hình vẽ khác trên đó.

Trẻ em có một quy luật nhất định trong cách chúng mô tả và liên hệ các biểu tượng của chúng. Các biểu tượng đầu tiên của hình lái xe có thể giống nhau, ngoại trừ đứa trẻ có thể sử dụng các màu khác nhau để biểu thị các cá nhân khác nhau. Hình ảnh quan trọng nhất thường lớn hơn những hình ảnh khác. Đường cơ sở với các đối tượng được đặt trên đó thể hiện những nỗ lực đầu tiên của đứa trẻ trong việc mô tả không gian. Bầu trời ở đầu trang, cỏ hoặc mặt đất ở cuối trang, và không khí ở giữa. Khi trẻ em phát triển và nâng cao các khái niệm không gian của mình, chúng giải quyết các vấn đề không gian theo nhiều cách khác nhau, bao gồm tạo đường cơ sở cong, đường cơ sở nâng cao, chế độ xem tia X (nhìn xuyên qua) và các bản vẽ mặt phẳng và độ cao phức tạp. Những cách giải thích không gian trực quan này dựa trên những gì đứa trẻ biết, thay vì những gì đứa trẻ nhìn thấy. Các đĩa màu 1, 2, 3, 9 và 10 trong Thư viện màu là những ví dụ về nghệ thuật dành cho trẻ em từ giai đoạn biểu tượng.

Khi bắt đầu giai đoạn biểu tượng, màu sắc vẫn chưa liên quan đến các đối tượng. Sau đó trong giai đoạn biểu tượng, các mối quan hệ màu sắc đầu tiên được thiết lập, thường là xanh lam cho bầu trời, vàng cho mặt trời, và xanh lá cây hoặc nâu cho cỏ hoặc mặt đất. Vào cuối giai đoạn biểu tượng, chủ nghĩa hiện thực trực quan bắt đầu chiếm ưu thế và trẻ em bắt đầu vẽ nhiều hơn những gì chúng nhìn thấy, thay vì những gì chúng biết. Các đường hình học mà chúng đã sử dụng để làm biểu tượng dần dần nhường chỗ cho các đường thực tế hơn nhằm mô tả khái niệm của chúng về đối tượng thực tế mà chúng đang vẽ. Ví dụ, trẻ không còn mô tả một con mắt với một hình tròn và một chấm. Thay vào đó, chúng sẽ cố gắng vẽ con mắt khi chúng nhìn thấy. Một đường thẳng bằng phẳng, màu xanh lá cây không còn tượng trưng cho cỏ, những đám mây không còn có màu trắng trên bầu trời xanh, các đối tượng ở xa giờ đây cao nhất và lớn nhất trên trang giấy. Ở thời điểm quan trọng này, trẻ bắt đầu nhận thức được mọi thứ trông như thế nào trong thế giới thực và cảm nhận được sự khác biệt giữa những gì trẻ nhìn thấy và các biểu tượng đại diện mà trẻ đang sử dụng. Lúc này, giai đoạn hiện thực bắt đầu.

Chủ nghĩa hiện thực: tám đến mười hai tuổi


Giai đoạn chủ nghĩa hiện thực thường được coi là giai đoạn cuối cùng cho những bức tranh chỉ gồm những biểu tượng. Từ khoảng tám hoặc chín tuổi, trẻ sẽ có một cách tiếp cận thực tế mới để tạo ra các bức tranh. Trẻ có thể vẫn giữ được niềm hạnh phúc trong tưởng tượng thời thơ ấu, nhưng suy nghĩ của chúng về những gì chúng nhìn thấy và cách chúng tạo ra nghệ thuật của mình sẽ thay đổi đáng kể. Các biểu tượng hình học không còn đủ thu hút trẻ sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật của mình. Trẻ em bắt đầu thể hiện trong các bức vẽ của mình về những điều chúng cảm nhận về bầu trời gặp đường chân trời và các vật thể có thể chồng lên nhau và tạo ra các hiệu ứng không gian mới.

Trẻ trong giai đoạn chủ nghĩa hiện thực muốn vẽ các hình thực tế hơn với cảm giác tỷ lệ hình ảnh cao hơn và ít phóng đại các bộ phận cơ thể hơn. Chúng chú ý đến đầu tóc và quần áo của những nhân vật mà chúng vẽ và cũng thể hiện những hành động của nhân vật. Màu sắc trên các đồ vật và con người cũng được thể hiện chính xác hơn. Trẻ sẽ có thể trở nên nhạy bén hơn bằng việc biết cách che bóng các vật thể, vẽ bóng và làm cho các vật thể ở xa nhỏ hơn với ít chi tiết hơn. Trẻ bắt đầu nhận thức về không gian và phối cảnh một cách trực quan. Các hình được vẽ nhỏ hơn trước đây trong mối tương quan với kích thước của giấy. Trẻ thường vẽ các đối tượng chồng chéo và kéo dài ra khỏi trang.

Trong giai đoạn chủ nghĩa hiện thực, cũng như ở các cấp độ khác, một tác phẩm nghệ thuật đơn lẻ có thể thể hiện cùng một lúc các giai đoạn khác nhau. Hầu hết trẻ em ở độ tuổi này cần được quan sát gần các đối tượng mà chúng muốn vẽ. Chúng có thể có được thông tin trực quan mà chúng cần không chỉ từ các đối tượng, mô hình và phong cảnh thực tế mà còn từ các bức ảnh. Nghiên cứu về các tác phẩm nghệ thuật có thể giúp trẻ hiểu cách các nghệ sĩ đã cảm nhận và biểu đạt tâm trạng, đối tượng và các chủ đề tương tự, cũng như cách các nghệ sĩ đã sử dụng nghệ thuật và cách các nghệ sĩ đã sử dụng không gian, hình dạng và sự thay đổi về màu sắc để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật. Nếu trẻ ở độ tuổi này muốn tiếp tục vẽ các tác phẩm nghệ thuật của mình, chúng cần phải học các kỹ năng vẽ thực tế, hoặc chúng cũng có thể ngừng vẽ hoàn toàn.

Các tấm màu 4, 5, 6, 7 và 8 trong Thư viện màu là những ví dụ về nghệ thuật dành cho trẻ em từ giai đoạn hiện thực.

Tại Nhật Bản, trong quá trình soạn thảo chương trình giảng dạy quốc gia, các giai đoạn phát triển nghệ thuật khác nhau của trẻ được xem xét rất cẩn trọng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Một trăm phút mỗi tuần được dành cho hoạt động nghệ thuật. Mỗi trẻ em đều có một cuốn sách giáo khoa nghệ thuật vì người Nhật có truyền thống hàng thế kỷ trong việc sử dụng sách giáo khoa nghệ thuật cho một chương trình giảng dạy được chuẩn hóa và được áp dụng trên toàn quốc. Các cuốn sách giáo khoa sẽ được thay đổi hoàn toàn sau mỗi mười năm và được sửa đổi vào năm thứ ba. Sách giới thiệu về ba dạng hoạt động cho việc giáo dục nghệ thuật: Hoạt động vẽ hoặc tạo hình, Hoạt động tạo và xây dựng hình ảnh, và tạo các đối tượng có chức năng. Sách từ lớp ba đến lớp sáu có bao gồm kiến thức lịch sử về nghệ thuật thế giới, và sách lớp một và lớp hai có bao gồm thêm danh mục Chơi cùng nhau và kết bạn.

Ở lớp 1, trẻ em Nhật Bản vẽ một sự vật trong tư thế hành động đã định. Ở lớp 2, các em vẽ hình với đầy đủ nhận diện. Ở các lớp sau, các em tiếp tục vẽ hình, cùng với động vật, hoa và phong cảnh. Đến lớp 6, các em có thể vẽ được một sự vật với đầy đủ các chức năng và các nhóm hình liên quan. Trong suốt lớp 6, mỗi học sinh hoàn thành bức chân dung tự họa bằng bản in khắc gỗ lớn.

Trình tự các nội dung trong sách giáo khoa cho thấy rằng các kỹ năng được học ở lớp dưới là tiền đề cho các kỹ năng được giới thiệu ở lớp trên. Theo Mary Sue Foster, Nhật Bản quan niệm rằng “nỗ lực ngang bằng với thành công”. Điều này trái ngược với suy nghĩ ở Mỹ “thành công được xác định bởi khả năng”. Foster cho biết, người Nhật nhấn mạnh rằng “việc nắm bắt bằng trực giác, linh cảm và cảm hứng cho những điều đang diễn ra là một điều cần thiết. Các giá trị về chăm chỉ, bền bỉ, chọn làm việc khó, hết lòng cống hiên và hợp tác là những giá trị được đề cao”.

Fill out my online form.

Sắp ra mắt