Trước khi đọc, VCVAA mời ba, mẹ hãy cùng suy ngẫm về những câu hỏi sau từ góc nhìn của bản thân:
-
Ba mẹ nghĩ rằng, thế nào là nghệ thuật? Thế nào là thẩm mỹ?
-
Vì sao chúng ta lại cần nghệ thuật và thẩm mỹ trong cuộc sống?
-
Ba mẹ đã từng thực hành nghệ thuật trước đó? Trong quá trình đó, ba/mẹ cảm thấy thế nào?
-
Ba mẹ có nghĩ rằng, nghệ thuật và thẩm mỹ chỉ dành riêng cho những người thuộc giới nghệ thuật?
Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng, “Nghệ thuật là gì? Một chủ thể được thể hiện trong nghệ thuật giống và khác thế nào so với trong cuộc sống? Và chúng ta nên đón nhận nghệ thuật như thế nào?” Đầu tiên, nếu chúng ta có thể đồng ý rằng một đối tượng nghệ thuật là một đối tượng mà con người tạo ra và bắt nguồn từ trí óc và trí tưởng tượng của một người, thì chúng ta đã có một cơ sở để bắt đầu và suy nghĩ. Hoàng hôn hay một cái cây mùa thu, dù có "đẹp" đến đâu, đều là những hiện tượng tự nhiên và không phải là tác phẩm nghệ thuật. Chúng tôi sử dụng từ "nghệ thuật" để mô tả màu sắc, đường nét và hình dạng được tìm thấy trong các vật thể tự nhiên này. Khi làm như vậy, chúng ta có thể sẽ nhận ra được sự tương đồng giữa nghệ thuật và thiên nhiên. Vậy một tác phẩm nghệ thuật là gì và nó khác với những thứ khác như thế nào? Hãy thử lấy ví dụ như sau và cùng dành thời gian để suy ngẫm về một câu hỏi rằng: Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa bức tranh vẽ hoa hướng dương của Van Gogh và hoa hướng dương trong thực tế?
Vincent van Gogh, Three Sunflowers (1888). Sơn dầu trên vải.
|
Howard Roark, Hoa hướng dương (2020). Ảnh chụp.
|
Sự khác biệt là Van Gogh đã lấy cảm hứng từ những “thông tin thị giác” trước mắt và diễn giải nó theo cách độc đáo của riêng mình để tạo nên bức tranh. Khi đó, nghệ thuật là một biểu hiện hữu hình của nhận thức, cảm xúc, ý tưởng và giá trị. Nó dựa trên nhận thức của con người, và mỗi người sẽ nhận biết và hiểu về nghệ thuật thông qua các trải nghiệm về giác quan của riêng mình. Một loạt các chủ thể có thể được coi là tác phẩm nghệ thuật, nhưng tất cả sẽ có phẩm chất và ý nghĩa đặc biệt hoặc có giá trị mà các cá nhân hoặc nền văn hóa cụ thể chấp nhận và bảo tồn. Các tác phẩm nghệ thuật có thể khơi gợi bên trong mỗi người suy nghĩ về ý tưởng,cuộc sống, nơi chốn, sự kiện và thế giới tinh thần. Đồng thời, nghệ thuật có khả năng cảm nhận và thấu hiểu mọi điều trên thế giới sâu sắc hơn những điều thường làm. Một số nền văn hóa không có từ ngữ nào dành cho nghệ thuật, vì mọi thứ mà người dân trong các nền văn hóa đó làm ra, mặc và sử dụng—ngay cả những ngôi nhà mà họ sinh sống—đều là đồ tạo tác có nội dung có tính biểu tượng quan trọng, thể hiện tay nghề khéo léo và phong cách nghệ thuật đặc trưng. THẨM MỸ CHO TRẺ EM Khi nhắc đến nghệ thuật thì không thể không đề cập tới thẩm mỹ. Thẩm mỹ là sự thưởng thức, nhạy cảm và đánh giá cao vẻ đẹp có thể liên quan đến thiên nhiên, sáng tạo của con người và tất cả các loại hình nghệ thuật. Nó tồn tại trong các giác quan của một người, trong đồ vật và trong tâm trí, và điều này đến với trẻ em một cách tự nhiên. Khi nói về một điều đẹp đẽ, chủ yếu chúng ta đang nói về ảnh hưởng của nó đối với các giác quan. Đối với trẻ em, tính thẩm mỹ phát triển khi các bạn chủ động khám phá môi trường xung quanh thông qua nghe, nhìn, sờ, nếm và ngửi. Thông tin mới mà trẻ em tiếp nhận thông qua các giác quan sẽ củng cố sự hiểu biết tự thân và tận hưởng sự tò mò tự nhiên và cảm giác ngạc nhiên về môi trường xung quanh. Chúng ta muốn trẻ em tò mò về thế giới của chúng, dừng lại và nhìn vào một con bướm, để ý những nụ hoa, chia sẻ cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp hoặc bị hấp dẫn bởi một thác nước. Thẩm mỹ mở ra các câu hỏi, suy nghĩ, trò chuyện và đối thoại có chiều sâu về ý nghĩa và mục đích của các quy trình, sản phẩm nghệ thuật và các khái niệm giúp chúng ta hiểu rõ hơn những điều chúng ta nhìn thấy và bắt gặp. Khi suy nghĩ, trò chuyện và hình thành câu hỏi về các mối quan tâm thẩm mỹ, chúng ta thường cố gắng đánh giá, xác định và làm rõ các phản ứng nhận thức và cảm xúc khác nhau đối với tác phẩm nghệ thuật. Những câu hỏi thẩm mỹ như vậy sẽ làm mới những góc nhìn cố hữu và mời mỗi người tạm gác lại sự đánh giá cho đến khi chúng ta đã học những gì có thể về những điều nhìn thấy, thông qua tư duy phản biện và tìm hiểu sâu. Khi đi sâu vào vấn đề thẩm mỹ, chúng ta sẽ thấy rằng những câu hỏi bản thân đặt ra, hoặc những câu hỏi mà người khác đặt ra cho chúng ta không thể được trả lời bằng một câu trả lời đơn giản là ‘có’ hoặc ‘không’. Trẻ cần được biết rằng, hiểu về tính thẩm mỹ sẽ giúp các bạn có thể chấp nhận những câu trả lời không đúng cũng không sai, chấp nhận đa dạng quan điểm và phát triển khả năng gợi mở câu hỏi sau cuộc thảo luận. LỢI ÍCH CỦA TRẢI NGHIỆM THẨM MỸ ĐỐI VỚI TRẺ EM Trẻ nhỏ có thể cảm nhận môi trường xung quanh một cách tự nhiên, nhưng cảm nhận thẩm mỹ của các bạn cần được nuôi dưỡng và bồi đắp theo thời gian. Những trải nghiệm kích thích giác quan mời gọi trẻ được tò mò, được ngạc nhiên, được thích thú; từ đó mở ra chân trời của sự khám phá và trí tưởng tượng. Khi phản hồi với vật liệu và con người trong môi trường của chúng, trẻ em và nghệ sĩ trở thành những người tham gia thẩm mỹ trong những trải nghiệm cụ thể. Kinh nghiệm thẩm mỹ chú trọng việc làm mọi thứ vì niềm vui thuần khiết của trải nghiệm. Trải nghiệm thẩm mỹ sẽ giúp các bạn nhỏ theo đa cách:
-
Hỗ trợ quá trình học tập và phát triển toàn diện của trẻ
-
Giúp trẻ trân trọng vẻ đẹp trong thế giới của chúng
-
Tăng độ nhạy cảm của trẻ đối với các vấn đề và con người xung quanh
-
Thúc đẩy sự tò mò của trẻ
-
Tạo cơ hội cho trẻ học đa dạng cách làm việc khác nhau
-
Học cách trân trọng nghệ thuật
-
Phát triển khả năng xây dựng ý niệm (concept)
-
Suy nghĩ độc lập và đặt câu hỏi mang tính gợi mở
TÍNH THẨM MỸ VÀ SỰ ĐA DẠNG Trong thời đại toàn cầu hóa này, khi thế giới tôn vinh tác động và vẻ đẹp của sự đa dạng trong sự thống nhất, hàng loạt trải nghiệm nghệ thuật khác nhau mang đến cơ hội học tập cho những tâm hồn trẻ tuổi tò mò. Âm nhạc, khiêu vũ, kịch nghệ, công nghệ và nghệ thuật thị giác thúc đẩy sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Điều quan trọng là các bạn biết và hiểu rằng có nhiều cách để làm cùng một việc và vẻ đẹp của thế giới nằm ở sự đa dạng muôn màu của chính nó. Nghiên cứu nghệ thuật của các thời đại, con người và nền văn hóa khác giúp trẻ em trân trọng và hiểu hơn về những ý tưởng sáng tạo trong các loại hình nghệ thuật từ khắp nơi trên thế giới. Ngoài ra, việc gia đình chia sẻ nghệ thuật từ các nền văn hóa là một cách tôn trọng và chân thành để chúng ta cần tôn vinh sự đa dạng. Để làm phong phú thêm sự nhạy cảm với sự đa dạng, trẻ em cần khám phá một khái niệm chung từ các quan điểm khác nhau. Ví dụ, lấy khái niệm rằng mọi người đều có một gia đình, nhưng mỗi gia đình là duy nhất.
-
Trẻ em có thể chia sẻ với gia đình khi được đọc những cuốn sách như Papa Do You Love Me (Joosse, 2005), sách ảnh như Tell Me Again About the Night I Was Born (Curtis, 2007b), và những cuốn sách thơ như Me I Am (Prelutsky, 2007) để tìm hiểu về các bối cảnh gia đình khác nhau.
-
Trong nghệ thuật thị giác, các bạn có thể xem các tác phẩm nghệ thuật như On the Beach của Winslow Homer, The Family của Eugene Grigsby, Jr., hoặc House I của Roy Lichtenstein để khám phá những trải nghiệm gia đình đa dạng; các bạn cũng có thể làm và minh họa sách về lịch sử gia đình, các thành viên, thói quen, lễ kỷ niệm hoặc nghề nghiệp.
-
Về âm nhạc, các bạn có thể nghe nhạc và xem các điệu nhảy như Raffi's (2008) Songs of Our World Ways hoặc Fiestas: A Year of Latin American Songs of Celebration (Orozco, 2004) để hiểu về các di sản âm nhạc khác nhau.
-
Và trong kịch, các bạn có thể diễn các hoạt động lấy gia đình làm trung tâm chẳng hạn như các vai diễn ở nhà và ở nơi làm việc, hoặc các truyền thống, lễ kỷ niệm và hoạt động của gia đình.
Mỗi loại hình nghệ thuật và đồ vật cá nhân này khơi gợi cho trẻ em đa dạng hình thức để khám phá về các di sản văn hóa khác nhau. Khám phá sự đa dạng thông qua âm nhạc, khiêu vũ, kịch và nghệ thuật thị giác giúp mở rộng và làm phong phú thêm sự hiểu biết và sự chấp nhận của trẻ đối với những người xung quanh. PHÁT TRIỂN GIÁC QUAN THẨM MỸ CỦA TRẺ EM: BA MẸ CÓ THỂ LÀM GÌ? Trẻ em phát triển óc thẩm mỹ khi các bạn có cơ hội được thực hành sáng tạo và quan sát thiên nhiên, nghệ thuật và các hiện vật văn hóa. Việc sáng tạo thông qua âm nhạc, nghệ thuật thị giác, kịch và khiêu vũ giúp kết nối mỗi người tới với cảm xúc của chính mình và cho phép bản thân được trải nghiệm cảm xúc của người khác. Trẻ em cần hiểu rằng, cảm xúc của các bạn trước các tác phẩm nghệ thuật là thuộc về cá nhân và đều có giá trị. Mọi người đều có quyền thích hoặc không thích bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào. Để trẻ làm quen với thẩm mỹ có nghĩa là dành thời gian để trẻ "nhìn" bằng trí óc cũng như bằng mắt. Một không gian trải nghiệm nghệ thuật cho trẻ nên tạo cơ hội cho trẻ được nhìn và chạm vào những điều đẹp đẽ. Ba mẹ hãy thử treo một tấm áp phích vẽ tranh trong góc nghệ thuật ở nhà, trẻ có thể đặt câu hỏi và thưởng thức tác phẩm; hoặc nếu một cây đàn ukulele được thêm vào trung tâm âm nhạc, trẻ em có thể thưởng thức cả âm thanh mà chiếc đàn tạo ra và sự hấp dẫn về mặt hình ảnh của nó. Những sự để tâm đến từ tri thức và hiểu biết giúp kích thích sự phát triển thẩm mỹ của trẻ. Quá trình nuôi dưỡng khả năng diễn đạt tự nhiên của trẻ là quá trình giúp các bạn trở thành những cá nhân nhạy cảm, sáng tạo, những người biết trân trọng vẻ đẹp hiện hữu trong thế giới xung quanh ta. Bạn có thể khuyến khích trẻ thưởng thức vẻ đẹp của thế giới theo nhiều cách khác nhau như sau:
-
Tạo ra những trải nghiệm với thiên nhiên và trò chuyện với trẻ em, chẳng hạn như đi dạo giữa thiên nhiên để trân trọng các loài động vật, thực vật cũng như cuộc sống tự nhiên.
-
Thêm vẻ đẹp cho căn nhà và góc nghệ thuật bằng cách trưng bày các đồ vật tự nhiên, áp phích, bưu thiếp và lịch về tác phẩm của các nghệ sĩ giỏi và chơi nhạc hay trong các hoạt động và thói quen. Bạn cũng có thể tạo trò chơi cho trẻ em để sắp xếp và phân loại tác phẩm nghệ thuật theo chủ đề, kỹ thuật, màu sắc hoặc sở thích cá nhân. Ba mẹ có thể tham khảo bài viết của VCVAA về cách trưng bày góc thực hành nghệ thuật cho trẻ tại đây để được truyền cảm hứng!
-
Khuyến khích trẻ quan sát và phản ứng với màu sắc, hoa văn và bề mặt, kết cấu của đồ vật mà trẻ sử dụng bằng cách mô tả những gì trẻ nhìn thấy và cảm nhận được.
-
Đưa trẻ tham gia các chuyến đi ý nghĩa để trải nghiệm các tác phẩm nghệ thuật trong cộng đồng của bạn, chẳng hạn như xem một tác phẩm điêu khắc trong khu vườn công cộng, và đến các phòng trưng bày, xưởng nghệ thuật (studio) và buổi biểu diễn.
-
Chia sẻ những đồ vật, địa điểm và nghi lễ đặc biệt tôn vinh vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh ta nhằm nuôi dưỡng sự nhạy cảm của trẻ trước sự đa dạng.
NHỮNG CÂU HỎI VỀ THẨM MỸ ĐỂ CÙNG NHAU SUY NGẪM Việc đặt câu hỏi để cùng trẻ suy ngẫm tạo cơ hội để trẻ được nuôi dưỡng sự nhạy cảm thẩm mỹ, trí tưởng tượng và óc tò mò bên trong con. Không có câu trả lời đúng hay câu trả lời sai cho mỗi câu hỏi, điều quan trọng nhất là trong quá trình này, ba mẹ và trẻ hãy luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau nhé!
-
Có phải tác phẩm nghệ thuật nào cũng đẹp? Nghệ thuật cũng có thể xấu xí chứ? Tìm một tác phẩm nghệ thuật trong tạp chí hoặc sách mà bạn có thể mô tả là "đẹp". Tìm một tác phẩm khác mà bạn cho là "không đẹp". Hãy cùng tìm hiểu điều mà người nghệ sĩ muốn kể hoặc ý nghĩa của từng bức tranh. Tác phẩm nào thành công hơn?
-
Phải chăng tất cả các tác phẩm nghệ thuật đều muốn gắm gửi một thông điệp hoặc một khái niệm hay ý nghĩa đằng sau nó? Nghệ thuật có thể chỉ đơn thuần là một tác phẩm? Nghệ thuật có thể sử dụng được trong thực tế và bao gồm nhiều chức năng?
-
Nếu bạn thích một tác phẩm, đó có phải là nghệ thuật không? Nếu bạn không thích nó, nó vẫn có thể được coi là nghệ thuật chứ? Việc đông người cùng thích một tác phẩm có ảnh hưởng như thế nào đến việc chúng ta đón nhận một tác phẩm nghệ thuật?
-
Một người sống trong thời kỳ Phục hưng ở Ý sẽ nghĩ về nghệ thuật khác với một nghệ sĩ thế kỷ 20 hoặc thành viên của một bộ lạc ở Châu Phi hoặc Úc như thế nào nhỉ?
-
Hình thức nghệ thuật quan trọng nhất là gì? Chủ đề nghệ thuật? Đối tượng chính trong tác phẩm? Phong cảnh có quan trọng như chân dung không?
-
Nghệ thuật thuộc về các nghệ sĩ và “giới tinh hoa”, hay một tác phẩm nên chạm đến nhiều người xem hơn? Nghệ sĩ có cần làm điều tốt cho xã hội không? Các nghệ sĩ có nên biết cách giải thích bằng lời nói về ý nghĩa của các tác phẩm của họ không?
-
Nghệ thuật có giống với tự do không? Là tất cả nghệ thuật sáng tạo? Là bất cứ điều gì nghệ thuật sáng tạo? Một nghệ sĩ có thể làm việc trong xã hội ngày nay mà không bị gò bó không? Sáng tạo có giống như làm bất cứ điều gì bạn muốn? Là tất cả nghệ thuật tự thể hiện?
-
Nền văn hóa của chúng ta hiện có trân trọng trải nghiệm thẩm mỹ không? Tại sao có hoặc tại sao không? Thế nào là một trải nghiệm thẩm mỹ? Những phần nào của con người chúng ta tham gia vào một trải nghiệm thẩm mỹ: cảm xúc, giác quan, trí tuệ, xã hội, sáng tạo, vận động?
-
Nếu một người nhận bản thân là nghệ sĩ, thì người đó có phải là nghệ sĩ không? Nghệ sĩ vĩ đại và nghệ sĩ tầm thường khác nhau như thế nào? Một bạn nhỏ cũng có thể là một nghệ sĩ chứ nhỉ?
-
Nếu một đồ vật nằm trong bảo tàng nghệ thuật, đồ vật đó có là một tác phẩm nghệ thuật không? Làm thế nào để người phụ trách bảo tàng và giám đốc có thể chọn trưng bày món đồ đó hay không?
-
Tác phẩm giả mạo, sao chép có phải là tác phẩm nghệ thuật không?
-
Khi bạn xem một tác phẩm nghệ thuật lần đầu tiên, liệu bạn có thể tận hưởng mà không cần hiểu về lịch sử của tác phẩm nghệ thuật đó, hoặc về văn hóa và/hoặc nghệ sĩ đã tạo ra tác phẩm nghệ thuật đó không? Việc tìm hiểu thêm thông tin về tác phẩm nghệ thuật có giúp bạn thưởng thức tác phẩm tốt hơn không?
-
Nghệ thuật trưng bày công khai có nên bị kiểm duyệt không? Nếu câu trả lời của bạn là có, chúng ta nên dựa trên những điều gì và ai nên đưa ra những quyết định này? Nếu câu trả lời của bạn là không, bạn có thể đưa ra lý do gì cho quan điểm của mình? Công quỹ có nên được sử dụng để mua tác phẩm nghệ thuật cho các tòa nhà công cộng? Tại sao hay tại sao không? Ai nên đưa ra những quyết định này?
-
Nghệ sĩ có cần làm điều tốt cho xã hội không? Xã hội cần hỗ trợ người nghệ sĩ như thế nào?
-
Liệu một tác phẩm nghệ thuật được coi là “đẹp” cách đây vài trăm năm có còn được coi là đẹp ngày nay không?
NGUỒN DỊCH VÀ BIÊN SOẠN:
1. Herberholz, D & Herberholz, B (1992). Artworks for Elementary Teachers: Developing Artistic and Perceptual Awareness, pp. 105 - 111.
2. Isenberg, J & Durham, J (1993). Creative Materials and Activities for the Early Childhood Curriculum.
Ba mẹ có thể đọc thêm các bài viết chuyên môn của VCVAA tại đây.