Cuối cùng, các nghệ sĩ theo dõi các chủ đề liên ngành hay nghiên cứu thực hành các lĩnh vực khác nhau thường có xu hướng nhìn nhận bản thân và công việc của họ gắn liền với các lĩnh vực học thuật hơn – với tư cách là các nhà nghiên cứu, phát triển lý thuyết, tiến hành thử nghiệm và truyền đạt “phát hiện “trong bối cảnh nghệ thuật. Định hướng điều tra và học thuật này không chỉ giới hạn ở những nghệ sĩ có ý kiến thức về các lĩnh vực khác; mà nó còn trải dài trên diện rộng trong nghệ thuật đương đại. Nhà khoa học / học giả nghệ thuật Roger Malina gọi đây là “nghệ thuật dựa trên nghiên cứu”. Nó có một vị trí xứng đáng trong học thuật. Với nguồn gốc từ học thuật và phạm vi đa ngành của nó, đây là nghệ thuật có tiềm năng lớn cho phương pháp giáo dục K-12.
Hầu hết các tác phẩm nghệ thuật trong cuốn sách này được đưa vào dựa trên các nghiên cứu. Hai ví dụ về nghệ thuật mà nghiên cứu đặc biệt nổi bật là bức Biodiversity Suits for Urban Pigeons: Passenger Pigeon 2 của Laurel Roth Hope và bức Egg Masses of the Nudibranchs của Isabella Kirkland. Cả hai nghệ sĩ đến với nghệ thuật qua một nền tảng trong khoa học sự sống. Nghiên cứu cũng là một động lực trong nghệ thuật giúp giải quyết các vấn đề lịch sử và xã hội. Harrell Fletcher, Ibrahim Mahama và Lisa Reihana là ba ví dụ về các nghệ sĩ sáng tạo tác phẩm nghệ thuật bằng những nghiên cứu phong phú.
Thẩm mỹ cấp tiến
Tuy nhiên, nghệ thuật không chỉ đơn giản là một hình thức học bổng. Đặc tính thẩm mỹ của nghệ thuật làm cho nó trở nên khác biệt. Theo cách nói thông thường, “thẩm mỹ” liên quan đến niềm vui hoặc vẻ đẹp thị giác. Các học giả về mỹ học và nghệ thuật chưa thể lí giải được khái niệm đơn giản đó; Nhìn chung, họ đã lập luận rằng tính thẩm mỹ còn nhiều hơn thế nữa. Đầu tiên và quan trọng nhất, đó là về ý nghĩa và cách một tác phẩm truyền tải nó. Hơn nữa, thẩm mỹ bao hàm sự kết hợp của niềm vui, sự gắn bó và trải nghiệm. Giá trị thẩm mỹ của một tác phẩm nằm ở khả năng thu hút, kích thích và làm mê hoặc lòng người giống như các loại hình giải trí.
Vậy, đặc điểm thẩm mỹ của nghệ thuật ngày nay là gì? Nghệ thuật hiện tại tuân thủ các nguyên tắc thẩm mỹ đã nói ở trên, nhưng nó cũng đưa sự thể hiện thẩm mỹ vượt ra ngoài quy ước đối với mọi thứ, từ trải nghiệm nhập vai, sắp xếp đồ vật, hay sử dụng đồ tạo tác “xấu xí” để thể hiện quan điểm, nghiên cứu và làm phóng sự, hoặc chỉ đơn giản là coi các công việc bình thường như một tác phẩm nghệ thuật, và hơn thế nữa. Tính thẩm mỹ cấp tiến này làm cho nghệ thuật đương đại trở nên đặc biệt và phù hợp trong khi nó có yếu tố thách thức đối với chúng ta. Hãy không ngừng đặt câu hỏi: Đó có phải là nghệ thuật không? Nếu bạn muốn tìm một câu trả lời cho nó, hãy đánh giá một tác phẩm theo các nguyên lý cơ bản của mỹ học: nếu nó có ý nghĩa, có khả năng thu hút cá nhân bạn và khiến bạn không ngừng cảm nhận và suy nghĩ, đó chính là nghệ thuật.
Ví dụ: Với People’s United Nations của Pedro Reyes, Learning about the World at the Grocery Store của Harrell Fletcher hay Documentation của Yunjin La-Mei Woo đã thu hút chúng ta qua cách nhân cách hóa các vấn đề và dẫn dắt người xem đến với những trải nghiệm thẩm mỹ và trí tuệ, bất chấp các phạm trù thông thường. Bản chất khiêu khích và thẩm mỹ của nghệ thuật khiến nó trở thành ngôi nhà cho sự mới lạ, trải nghiệm và đôi khi là cả sự khó diễn đạt.
Tính toàn diện
Giải phóng tính thực tiễn và thẩm mỹ khiến cho nghệ thuật trở nên bảo trùm hơn trong việc mở rộng cách thức hoạt động nghệ thuật và các tiêu chí đánh giá. Các nghệ sĩ ngày nay, từ những người làm việc trực tiếp với hội họa và điêu khắc, đến những người làm việc ở ngoại vi của nghệ thuật như lập trình viên máy tính, nhà thiết kế trò chơi, thiết kế đồ họa, người vẽ minh họa sách,… Trong khi nghệ thuật ngày nay tiếp nhận và xây dựng xoay quanh những nghề nghiệp này, nó cũng đã chào đón những cái mới.
Nghệ thuật ngày nay đã thoát khỏi hệ thống thế giới nghệ thuật truyền thống của các phòng trưng bày và bảo tàng thương mại, sử dụng các nền tảng mới để phổ biến tác phẩm, chẳng hạn như trang web cá nhân, TikTok, Facebook và Instagram. Nghệ thuật có nguồn gốc từ không gian đường phố của những năm 1980 và 1990 đã đưa nghệ thuật vào lĩnh vực công cộng, nơi nó thoát khỏi những nguyên tắc được thiết lập sẵn. Các nghệ sĩ nắm quyền kiểm soát tác phẩm của mình và tự tạo cơ hội để được công chúng công nhân, đã tạo điều kiện cho sự phát triển của nghệ thuật đương đại. Và nó đã không ngừng nở rộ trong vài năm qua. Giờ đây, nghệ thuật đã có các nền tảng công cộng dành cho tất cả mọi nghệ sĩ trên thế giới, và nó mang tính bình đẳng hơn bao giờ hết.
Tự do khỏi các quy ước và cấu trúc cũng đã mở rộng khái niệm “nghệ sĩ” và những gì nghệ thuật đáng được thể hiện. Việc loại bỏ các tiêu chí hà khắc ở phương Tây và các giá trị của nó đã cho phép thế giới nghệ thuật ngày nay thay đổi phương thức thể hiện, cách tư duy và thể hiện thay thế. Hiện tại, không có công thức cụ thể nào cho người “nghệ sĩ”.
Cuốn sách này giới thiệu chủ nghĩa chiết trung (eclecticism) trong một bộ sưu tập nghệ thuật bao gồm các tác phẩm nghệ thuật lấy đối tượng và hình ảnh làm trung tâm cho các buổi biểu diễn và trải nghiệm. Trong khi các tác phẩm nghệ thuật có các hình thức khác nhau, nó cũng đề cập đến đa dạng các chủ đề từ nhiều khía cạnh và sử dụng vô số chiến lược. Trong thời kỳ đầy biến động như hiện nay, nghệ thuật trở thành công cụ quan trọng để xử lý và ghi chép lại những trải nghiệm cá nhân. Làm nghệ thuật bây giờ là một công việc phổ biến. Theo đó, bản chất bao hàm của nghệ thuật đương đại trở nên hợp thời và hấp dẫn hơn bao giờ hết. Nó cho phép mọi cá nhân được sáng tạo nghệ thuật, được tham gia, vui chơi và sáng tạo của riêng mình bất chấp độ tuổi và kinh nghiệm. Nghệ thuật này cũng cung cấp nguồn cảm hứng cho cách làm nghệ thuật vì nó chuyển trọng tâm sang các ý tưởng, cách chơi và suy nghĩ mởi lạ. Ngoài ra, nghệ thuật đương đại cho phép tạo ra ý nghĩa
với số lượng có hạn nguyên liệu, kỹ năng, và nguyên tắc thông thường. Một điểm cộng cho các giáo viên mỹ thuật nằm ở việc có bao nhiêu thí nghiệm, chủ đề, và nguyên liệu được sửa dụng trong nghệ thuật đương đại có thể là câu trả lời cho những thách thức khi học từ xa. Ngày nay, bất kỳ nơi nào cũng có thể trở thành studio, bất kỳ chất liệu nào cũng có thể được dùng làm nghệ thuật, và người trẻ nào cũng có thể trở thành một nghệ sĩ, hoạt động nào cũng yêu cầu tư duy, trí tưởng tượng, và sự sáng tạo có thể được yêu cầu trong các môn học nghệ thuật.
Tương tác với Văn hoá thịnh hành
Một đặc điểm khác của Nghệ thuật đương đại là tính tương tác với văn hoá thịnh hành. Nghệ thuật đương đại được mượn từ nền văn hoá thịnh hành, và thường sử dụng hình ảnh và các loại hình trong khi vẫn liên tục chỉ trích nó. Đối với chính bản thân nó, văn hoá thịnh hành đột kích nghệ thuật qua trí tưởng tượng và ý tưởng. Văn hoá thịnh hành và nghệ thuật đương đại thường bị nhầm lẫn với nhau. Ranh giới giữa mỹ thuật và văn hoá thịnh hành ngày nay là nó không tồn tại. Ở nơi từng có sự phân chia ranh giới, ngày nay chúng ta chỉ thấy chỗ trống mà loại hình kết hợp được sử dụng. Các phân loại cũ ngày xưa như ‘nghệ thuật cao’, ‘nghệ thuật thấp’ đã bị loại bỏ và trí tưởng tượng với truyền thông đã xâm chiếm thế giới nghệ thuật.
Quan điểm theo từng lãnh thổ văn hoá (Local and Global Perspectives)
Văn hoá đương đại là một trong những nguồn văn hoá và cảm hứng cho nghệ thuật ngày nay. Mỹ thuật thường được bao trọn và vẽ theo nhiều hình thức và hướng biểu đạt khác nhau về sự đa dạng văn hoá. Với việc nới lỏng quy tắc của Nghệ thuật phương Tây hiện đại, các hoạ sĩ không đến từ phương Tây vẫn có thể thực sự theo đuổi phong cách mỹ thuật này, tạo nên sự tự do trong việc thể hiện cảm xúc về văn hoá, dân tộc, quốc tịch, hay thậm chí cả sự phê phán chế độ thuộc địa. Xu hướng này cùng với xu hướng hội nhập, mạng lưới quốc tế và các loại hình nghệ thuật, thúc đẩy sự sáng tạo và tạo các tác phẩm đa văn hoá mà tại đó, giai đoạn tiền hiện đại là nền móng cho Phương Tây . Ví dụ, trong tác phẩm bao bì McDonald’s được làm bởi chất liệu đồng và tạo hình như chuông Trung Quốc , Zhang Hongtu đã thiết kế nên một bình luận thông minh về sự giao thoa và hợp nhất giữa phương Đông và phương Tây.
LỜI KẾT
Các tác phẩm nghệ thuật được đề cập đến trong cuốn sách này được lựa chọn bởi chính đội ngũ tác gỉa của cuốn sách này. Bởi lẽ, mỗi một tác phẩm trưng bày đều thể hiện được các tiêu chí được đề cập đến trong cuốn sách này theo mức độ liên hệ, thời gian, và phong cách. Một vài tác phẩm được hoạ sĩ thử nghiệp chất liệu và phương pháp, một số khác thì thể hiện những sự đa dạng văn hoá và xuất xứ địa lí, nhưng hầu hết chúng đều mang được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế. Trên hết, mỗi một tác phẩm cần thu hút được sự chút ý của các hoạ sĩ học việc và kích thích giác quan của họ. Nếu như bạn mang tác phẩm này đến lớp học và làm tư liệu giảng dạy, hoặc thiết kế khoá học xoay quanh tác phẩm đó, bạn có thể thấy trải nghiệm được được sự mới lạ, thoải mái, và truyền cảm hứng mà nó mang tới. Tất nhiên, nếu như nghệ thuật khiến bạn cảm thấy khó hiểu, hãy nhớ rằng nó có mục đích riêng đằng sau đó, và chúng ta sẽ lí giải lí do trong cuốn sách này. Nghệ thuật đương đại có thể khó để có thể thực sự hiểu thấu, như tôi đã đề cập ngay từ đầu chương. Giống như miếng thạch, nghệ thuật rất khó nắm bắt, và hay biến đổi.
Khi nói đến thạch, các nghệ sĩ biết cách nắm bắt miếng thạch theo những cách bất ngờ mà đầy ý nghĩa. Khi một nhà văn viết về nghệ thuật, giống như điều tôi đang làm, có thể sẽ nhìn nhận miếng thạch như là một cách để nhìn nhận về nghệ thuật; nhưng người hoạ sĩ sẽ coi miếng thạch như là một chất liệu nghệ thuật có bao hàm ý nghĩa và khả năng biểu đạt. Liz Hickok nhấn mạnh tới các kỹ năng (khả năng cảm nhận và tạo dựng phong cách) khi cô ấy tạo hình San Francisco từ những miếng thạch đầy màu sắc. Nó là một phép ẩn dụ thông minh cho một thành phố có kiến trúc đáng giá nhưng lại dễ gặp rủi ro khi có động đất. Cảnh quan thành phố là sự minh chứng rực rỡ cho bản chất và sự khéo léo của nghệ thuật ngày nay và tinh thần sảng khoái, đáng ngạc nhiên của nó.
Julia Marshall, Connie Stewart & Anne Thulson